Cẩm nang thiết kế căn hộ: Làm cách nào để tái cấu trúc căn bếp nhà bạn?


18-11-2016 12:05

Thay đổi thiết kế căn hộ, đặc biệt là phòng bếp gia đình luôn là thử thách đầy thú vị với nhiều người. Một số người bắt đầu với việc tìm kiếm các đồ vật trang trí. Một số người đi sưu tầm những mẫu nội thất phòng bếp đẹp. Một số lại quyết định cơi nới hoặc nâng cấp dựa trên cấu trúc có sẵn. Quá trình nghiên cứu này có thể kéo dài tới một năm hoặc hơn trước khi họ bắt đầu tham khảo ý kiến từ các chuyên gia thiết kế nội thất.

Khi bạn đã suy nghĩ đủ kỹ càng và sẵn sàng “bật đèn xanh” cho việc tái cấu trúc căn bếp, chúng tôi tư vấn cho bạn quy trình hiện thực hóa với 9 bước cụ thể và đơn giản như sau.

Bước 1: Nghĩ xem nhu cầu của bạn là gì

Bước này giúp bạn định hình cách bạn sử dụng căn bếp, tìm ra mặt bằng và các tính năng phù hợp với phong cách của gia đình mình. Lấy ý tưởng từ nhiều nguồn như Houzz.com, các showroom bếp, báo và tạp chí…

Xác định ưu tiên của bạn: Có bao nhiêu người sẽ nấu ăn và tụ tập ở đây, họ sẽ cần những khoảng không gian để di chuyển như thế nào. Bạn có cần mở rộng diện tích phòng bếp không hay có thể thay đổi sắp xếp trên diện tích căn bếp có sẵn?

Bước 2: Nghiên cứu và lên kế hoạch

Bạn nên bắt đầu bằng việc định hình phạm vi thay đổi và dự trù ngân sách sơ bộ. Ngân sách và phạm vi cần được khớp với nhau và thường thay đổi rất nhiều lần trong suốt quá trình thiết kế lại bởi vì bạn sẽ trở nên thông thạo hơn để hoạch định rõ những gì mình muốn và những gì bạn có khả năng chi trả. Tất nhiên, bạn không nên kỳ vọng ngay từ đầu rằng bạn biết rõ khoản nào nên ưu tiên hay ước lượng được chính xác mức giá của từng hạng mục. Đây là quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài và đừng quên bạn có rất nhiều sự trợ giúp khác.

Bước 3: Tìm kiếm chuyên gia

Trừ khi bạn chỉ cải biến đường điện hay đường nước trong bếp, bạn nên làm việc với một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Hãy tham khảo các chuyên viên tư vấn để lựa chọn các thiết bị cần thiết phù hợp với nhu cầu của mình.

Một số người bắt đầu bằng việc tham quan các showroom lớn. Một số lấy lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp về các kiến trúc sư hay chuyên gia nội thất. Các chuyên gia luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn mọi thứ từ hợp đồng, giấy phép thi công, hoạch định ngân sách, lựa chọn và đặt mua thiết bị, set up phòng bếp mới, túm lại là giúp bạn quản lý từ đầu đến cuối.

Bước 4: Thiết kế sơ đồ

Giai đoạn này bao gồm  phác thảo, quy hoạch không gian, quy hoạch sàn sơ bộ, mặt bằng… Điều quan trọng là hãy tập trung vào mặt bằng và quy hoạch không gian thay vì chỉ nghĩ đến phòng bếp lúc hoàn chỉnh trông như thế nào. Việc này sẽ làm bạn xao nhãng giai đoạn quy hoạch không gian ban đầu và khiến việc sắp xếp chi tiết sau đó trở nên rối bời.

Hơn nữa, bạn cần kế hoạch để quyết định vật liệu nào dùng ở đâu, bạn cần bao nhiêu diện tích và cuối cùng là tốn hết bao nhiêu tiền. Cùng lúc đó, bạn có thể gửi cho họ hình ảnh yêu thích của các loại vật liệu bề mặt và hệ thống đèn trong phòng.

Bước 5: Hệ thống đèn và vật liệu bề mặt

Đến lúc này chắc chắn bạn đã lưu lại nhiều hình ảnh căn bếp mà bạn yêu thích. Bạn đã dần định hình được phong cách, hiện đại, cổ điển, truyền thống, vintage hay phong cách cá nhân pha trộn giữa những phong cách trên. Đó là một căn bếp được sơn màu trắng, màu gỗ tự nhiên hay kết hợp nhiều màu sắc tươi sáng?

Bây giờ là thời điểm bạn cần đưa ra quyết định cuối cùng về hệ thống đèn và vật liệu bề mặt, bao gồm:

  • Loại tủ, cửa, đèn và màu sắc chủ đạo
  • Vật liệu sàn
  • Tủ lạnh và các thiết bị điện gia dụng khác
  • Bồn rửa và vòi nước
  • Hệ thống ánh sáng
  • Tấm chắn tường bếp
  • Các phần trang trí

Bước 6: Sẵn sàng cho bản demo

Khi kế hoạch được thống nhất, bạn đã có thể bắt tay vào vệ sinh tủ bếp, dọn dẹp những thứ không dùng đến. Trong quá trình thi công, đừng quên tính đến việc sắp xếp tiện lợi để việc sinh hoạt không bị quá ảnh hưởng, dễ dàng lau chùi. Trong nhà bạn có ai bị dị ứng với  bụi bẩn, hóa chất không? Thời gian thi công nào phù hợp nhất với thói quen sinh hoạt của mọi người trong nhà? Đặt tất cả câu hỏi và tính toán kĩ lưỡng sẽ giúp quá trình thi công của bạn thuận lợi hơn.

Bước 7: Chuẩn bị cho những phát sinh ngoài kế hoạch

Khi quá trình thi công hoàn thành, bạn bỗng phát hiện ra có những hạng mục bị sót, sai hoặc phát sinh ngoài kế hoạch. Một công tắc đèn lắp thiếu, một phần tường trong góc chưa được sơn lại trước khi kê đồ… đôi khi vấn đề lớn hơn như máy hút mùi không hoạt động hoặc một vết xước lớn trên sàn nhà vừa mới đánh bóng lại.

Bạn nên lên danh sách những thứ cần sửa hoặc hoàn thiện kèm theo người thực hiện và thời hạn hoàn thành.

Nếu bạn làm qua đơn vị thiết kế, hãy kiểm tra kỹ các điều khoản hoàn thiện trong hợp đồng. Họ sẽ cần ghé thăm nhà bạn vài lần để hoàn thành các hạng mục. Bạn cũng nên có thái độ cởi mở vì có thể có vài thứ bị sót như đã kể trên, mọi người đều có lúc như vậy. Hãy bình tĩnh và giải quyết các phát sinh, cuối cùng bạn sẽ có được một căn bếp mới ưng ý.

 
GỌI ĐIỆN
GỌI ĐIỆN

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !

-->

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !