Tây Hà Nội - cuộc lột xác thần kỳ

13-12-2018 08:29

Sự phát triển của Tây Hà Nội trong những năm qua có thể xem là một trong những kỳ tích đáng tự hào nhất của thủ đô.

Tây Hà Nội bước vào thời vàng son

Từ vùng đất hoang vu, thưa dân, chỉ chưa đầy 10 năm, Tây Hà Nội đã thực sự trở thành một đô thị đầy sức sống. Còn nhớ, năm 2008, khi Nhà nước có chủ trương mở rộng địa giới Hà Nội về phía tây, vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại rằng khu vực này không đủ sức trở thành một phần của thủ đô. Tây Hà Nội khi ấy là vùng đất hoang vu, thưa dân. Mễ Trì, Mỹ Đình bấy giờ còn là những vùng quê thuần nông, phải loay hoay, cố gắng thích ứng với làn gió đô thị mới. Khắp Tây Hà Nội không có một dự án nào lớn; đường giao thông hầu như là các tuyến đường liên thôn, liên xã; đại lộ bê tông tiêu chuẩn là điều khá xa xỉ với cư dân khu vực này. Nay, mọi chuyện đã hoàn toàn đổi khác.

Tây Hà Nội giờ đây đã thực sự trở thành khu kinh tế sôi động, sầm uất với đường giao thông thuận lợi, các cơ quan nhà nước khang trang, khu dân cư sang trọng. Theo số liệu thống kê năm 2017, chỉ tính riêng quận Nam Từ Liêm đã có quy mô dân số lên đến hơn 232.000 người, Bắc Từ Liêm cũng có tới hơn 320.000 nhân khẩu.

Hiện, Trung tâm hành chính Quốc gia, Sở Giao thông Vận Tải, Sở Tư pháp, Thanh tra Nhà nước TP.Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông… đều đã di dời về phía tây. Hệ thống trường học, bệnh viện chất lượng cao cũng tập trung đông đảo tại khu vực này với những cái tên tiêu biểu như: Học viện Chính trị, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học FPT.

Nhiều chủ đầu tư lớn đã chọn phía tây làm nơi phát triển các dự án bất động sản, riêng Vingroup đã có một loạt các dự án thành danh như Vinhomes West Point, Vinhomes Skylake, Vinhomes Green Bay, Vinhomes Thăng Long, Vinhomes Gardenia.

Khắp khu Tây Hà Nội là những tuyến giao thông trọng điểm quốc gia: tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, xe buýt nhanh BRT, đường sắt đô thị Metro, hàng loạt con đường 6 làn xe,… trở thành “ngòi nổ” kích hoạt sự phát triển không ngừng của toàn khu vực.

Với không khí trong lành, quy hoạch bài bản, hệ thống giao thông tiện lợi,… Tây Hà Nội còn là “đất lành” thu hút cộng đồng người nước ngoài đông đảo. Hiện nay, trụ sở Bộ Ngoại Giao và nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài đều lựa chọn đặt tại quận Nam Từ Liêm.

Những con số khẳng định tương lai bền vững

Số liệu phân tích cũng cho thấy sự ưu ái đặc biệt của nhà nước và các tổ chức kinh tế lớn đều tập trung về Tây Hà Nội. Có lẽ khó mà thống kê hết các dự án văn hóa, chính trị, giao thông có ngân sách đến con số “nghìn tỉ” ở khu vực phía tây. Những cái tên như Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với tổng chi phí lên đến hơn 18.000 tỉ đồng, Xe buýt nhanh BRT với hơn 1.000 tỉ đồng, trung tâm hành chính quốc gia với kinh phí xây dựng 4.300 tỉ đồng,... có thể xem là “đặc sản” của khu Tây Hà Nội.

Các khu đô thị đẳng cấp, văn minh cũng được xây dựng khắp nơi tại khu vực Tây Thủ đô với sự góp mặt đầy đủ của các ông lớn trong ngành bất động sản. Đặc biệt, trong số 14 dự án của Tập đoàn Vingroup trên bản đồ Hà Nội có đến gần 2/3 được ưu ái xây dựng ở phía tây và đều có sức hút to lớn trên thị trường; đơn cử như Vinhomes West Point - Phạm Hùng, dự án duy nhất mang thương hiệu Vinhomes trong năm 2018 tại Hà Nội cũng đang tạo nên cơn sốt trong làng bất động sản.

Nguồn: thanhnien.vn

GỌI ĐIỆN
GỌI ĐIỆN

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !

-->

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !