Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.
"Chúng tôi trao đổi với nhiều NĐT nước ngoài, họ cho biết sẵn sàng tham gia vào thị trường BĐS Việt Nam, thời điểm tháng 2, tháng 3 khi mà dịch bùng phát,vẫn nhận được những cuộc gọi quan tâm về thị trường BĐS Việt Nam", bà Vân cho hay.
Theo vị chuyên gia này, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc là những doanh nghiệp quen thuộc với thị trường BĐS tin rằng dịch bệnh chỉ là đợt điều chỉnh tạm thời. Họ vẫn tin tưởng vào chính sách và kinh tế vĩ mô, thị trường Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng tăng trưởng so với các thị trường khác ở khu vực Đông Nam Á.
Bà Khanh nhận định, dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại vẫn đang sẵn sàng để đổ vào thị trường BĐS Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động M&A cũng có những rào cản nhất định nên thị trường chững lại dù nhiều NĐT vẫn muốn tham gia vào thị trường.
Phần lớn hiện nay các doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn, một số NĐT tham gia vào thị trường phải thực hiện những giao dịch kéo dài 2-3 năm vẫn chưa hoàn tất dù đòng tiền rất sẵn sàng. Theo bà Khanh, việc rà soát chặt chẽ thủ tục pháp lý của các dự án góp phần làm tăng tính minh bạch thị trường nhưng cũng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam
"Dòng vốn có xu hướng đứng yên để quan sát dù Việt Nam vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục quan sát để có quyết định tham gia thị trường khi nào. Ngoài ra, họ cũng mong muốn phía nhà nước đẩy nhanh quá trình phê duyệt dự án để tham gia vào thị trường", bà Khanh cho hay.
Bà Khanh đặt câu hỏi và cho rằng đứng về tâm lý NĐT, đặc biệt ở khu vực châu Á vẫn quan tâm đến các dự án có pháp lý sạch ở thị trường Việt Nam. Các CĐT đang sở hữu quỹ đất sạch hầu như không có dấu hiệu giảm giá về giá trị đất. Mặt bằng giá đang được duy trì so với thời kỳ trước. NĐT nước ngoài vẫn đang rất tự tin với thị trường BĐS Việt Nam. Còn ở góc độ người mua nhà, dù họ có tâm lý thận trọng nhưng nhiều NĐT đang quan tâm đến thị trường sơ cấp (mua từ chủ đầu tư) và trên cả thị trường thứ cấp nhiều người mua nhà vẫn đang tìm kiếm các sản phẩm có giá hợp lý mua để ở.
"Vì sao NĐT nước ngoài vẫn tự tin với thị trường BĐS Việt Nam trong khi người mua nhà lại tỏ ra không tự tin với thị trường lúc này. Đây mới chính là "thời điểm vàng" để người mua tìm kiếm được sản phẩm giá tốt trên thị trường thứ cấp, tìm được tài sản có mức giá giảm", bà Khanh khẳng định.
Chia sẻ về sự khác biệt của thị trường BĐS thời điểm này với giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, bà Khanh cho rằng, giai đoạn 2008-2009, thị trường BĐS xuất hiện bong bóng tăng trưởng ảo vì lúc đó nhiều doanh nghiệp đi vay và thế chấp tài sản ảo, chưa đủ pháp lý. Vì vậy, khi có nợ xấu, Ngân hàng muốn xử lý nợ xấu nhưng không thể thực hiện, chủ doanh nghiệp không thể trả được nợ, NĐT nước ngoài muốn tham gia mua lại dự án cũng không thể thực hiện được. Đó là sự bế tắc của cả ba bên.
Còn hiện nay, NĐT tự tin hơn vào thị trường BĐS Việt Nam, nhiều chủ đầu tư sẵn sàng bắt tay với các nhà phát triển để thực hiện dự án. Tuy vậy, vẫn còn những rào cản nhất định về vấn đề pháp lý dự án. Hiện nay nhiều Ngân hàng vẫn có nợ xấu được thế chấp bằng BĐS nhưng khi xử lý lại gặp khó khăn về pháp lý. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy của vốn FDI vào Việt Nam.
The Trí Thức Trẻ
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !