Sau thông tin quy hoạch hai bên Sông Hồng được tái khởi động, bất động sản khu Đông bật dậy mạnh mẽ. Lượng nhà đầu tư săn bất động sản khu vực này tăng mạnh khiến giá thiết lập mặt bằng mới, đặc biệt là tại các quận, huyện như Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh
Từ khi có thông tin về dự án quy hoạch đô thị sông Hồng và khu vực phố Bắc Cầu sẽ sớm thành khu dân cư hiện hữu, không thuộc diện phải di dời, giá đất ở đây lại tăng mạnh. Nếu trước đó, giá đất trong ngõ 15-20 triệu đồng/m2, nay tăng lên 25-30 triệu đồng/m2, mặt đường phố Bắc Cầu từ 30-35 triệu đồng/m2, nay tăng lên 55-70 triệu đồng/m2 tuỳ diện tích.
Xuôi xuống khu vực Thạch Cầu (phường Long Biên), nhiều người dân cho biết, giá đất dao động 30-50 triệu đồng/m2, tùy vị trí và diện tích, tăng hơn trước 5 - 10 triệu đồng/m2. Có những lô đất mặt đường lớn nếu trước tết được rao bán 60 triệu đồng/m2 thì nay cũng tăng lên khoảng 68 triệu đồng/m2.
Còn tại Gia Lâm, giá nhà đất bình quân dao động trong khoảng 15-60 triệu đồng mỗi m2, tùy từng khu vực cũng như vị trí. Ở khu vục Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Dương Xá, Đặng Xá, Trâu Quỳ, đất được giao dịch ở ngưỡng 50-60 triệu đồng, thậm chí một số vị trí mặt đường rao bán trong khoảng 100-150 triệu đồng.
Tương tự tình hình ở Long Biên, giá đất Đông Anh cũng tăng từ 15 - 20%. Đơn cử, tại xã Hải Bối, đất thổ cư ghi nhận mức tăng từ 20 - 30 triệu đồng/m2, lên ngưỡng 30 - 40 triệu đồng/m2. Những vị trí đẹp, nằm gần cầu Thăng Long hoặc khu đô thị Phương Trạch, giá đất thổ cư đã tăng vọt lên 60 - 80 triệu đồng/m2. Tại Vĩnh Ngọc, giá đất mặt đường ô tô cũng tăng vọt từ 50 - 55 triệu đồng/m2, lên ngưỡng 80 - 100 triệu đồng/m2, ngang ngửa với các tuyến đường lớn trong trung tâm Hà Nội.
Không riêng đất nền, nhà liền thổ, phân khúc chung cư tại khu vực cũng ghi nhận khoảng giá mới. Các đợt chào bán căn hộ của chủ đầu tư Vinhomes, Masterise Homes tại Gia Lâm đều có giá trên 40 triệu đồng/m2 so với mặt bằng chung trên dưới 30 triệu đồng. Thậm chí có những dự án thấp tầng giá được bán 150-180 triệu đồng/m2.
Giới chuyên gia nhận định, sự tăng trưởng ở khu Đông Hà Nội là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và đặc biệt là việc khởi động lại đồ án quy hoạch sông Hồng với chiều dài khoảng 40 km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích 11.000 ha; thuộc 55 phường, xã và 13 quận, huyện; dân số tính toán theo quy hoạch từ 280.000 đến 320.000.
Cùng với quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng, theo quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, ngoài các cây cầu hiện hữu như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Thăng Long, Hà Nội sẽ có tổng cộng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong tương lai gần. Gần nhất là 4 cây cầu nghìn tỷ: cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Mễ Sở chuẩn bị được xây dựng. Cùng với đó, những cây cầu nghìn tỷ sắp được xây dựng cùng hạ tầng giao thông đường bộ bài bàn sẽ trở thành "đòn bẩy thép" giúp nơi đây bứt phá.
Theo các chuyên gia, với sự bùng nổ về cơ hạ tầng, thị trường bất động sản Đông Hà Nội sẽ hoàn toàn "thay da đổi thịt", trở thành thị trường trọng điểm trong tương lai gần. Bà Nguyễn Hoài An – Giám đốc CBRE Hà Nội nhận định khu Đông Hà Nội có nhiều nét tương đồng với khu Đông TP HCM. Nếu như trước đây, do kết nối giao thông chưa thuận tiện nên quận Thủ Thiêm và nhiều huyện tại khu Đông không phải là một địa bàn được người mua nhà ưa chuộng, giá nhà ở đây còn ở mức thấp, chỉ 20 - 25 triệu/m2.
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !