Cơn khát bất động sản chuẩn quốc tế ở khu Tây Hà Nội; Cảnh báo hiện tượng làm sổ đỏ giả; Công nghệ đang tái định hình thị trường bất động sản... là những tin chính có trong bản tin sáng nay.
1. CƠN KHÁT BẤT ĐỘNG SẢN CHUẨN QUỐC TẾ Ở KHU TÂY HÀ NỘI
Theo dự báo của Savills Việt Nam, năm 2021 Hà Nội có khoảng 26.000 căn được chào bán mới, trong đó hạng B (phân khúc trung cấp) chiếm 89%. Điều này đồng nghĩa nguồn cung căn hộ cao cấp, hạng sang trên toàn Hà Nội tối đa chỉ khoảng 10%.
Sự khan hiếm của căn hộ cao cấp còn thể hiện qua số lượng giao dịch sản phẩm trên thị trường. Cũng theo thống kê của Savills, trong 3 tháng đầu năm 2021, các dự án cao cấp chỉ chiếm 3% số căn bán được. Số lượng giao dịch ít một phần phản ánh sự khan hiếm nguồn cung, bởi như Savills khẳng định: "mức giá căn hộ cao cấp tại Hà Nội vẫn ở mức trung bình so với các thị trường trong khu vực, triển vọng tăng trưởng còn lớn".
Nguồn cung ít, nhưng nguồn cầu đối với phân khúc nhà ở cao cấp, đặc biệt là hạng sang lại có xu hướng gia tăng, trong đó lượng cầu từ khu vực phía Tây chiếm tỷ lệ đa số. Báo cáo quý 1/2021 của Colliers International Việt Nam ghi nhận "người mua tại khu vực phía Tây Hà Nội đang có sự quan tâm đặc biệt đối với các dự án căn hộ cao cấp".
Theo các chuyên gia, khu Tây Hà Nội từ lâu đã thu hút lao động trình độ cao đổ về làm việc và sinh sống, hình thành những cộng đồng dân cư tri thức sôi động. Hiện tại, dân số tại quận Nam Từ Liêm đã tăng tới 15%. Tuy nhiên, gần đây, khu vực này chỉ có sự xuất hiện thêm của Masteri West Heights, phát triển bởi nhà phát triển BĐS hàng hiệu Masterise Homes, với chuỗi tiện ích đẳng cấp giúp dự án tiệm cận hơn với tiêu chuẩn quốc tế khắt khe. Chính vì vậy cơn khát bất động sản cao cấp tại phía Tây Thủ đô hoàn toàn có thể tiếp tục kèo dài trong thời gian tới.
2. THÁI NGUYÊN – MIỀN ĐẤT HỨA CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ MÙA DỊCH
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, tình hình kinh doanh sản xuất trở nên khó khăn, dòng tiền có xu hướng chuyển dịch về các thị trường tiềm năng và an toàn hơn.
Thị trường bất động sản (BĐS) ở một số khu vực miền Bắc đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó, thị trường Thái Nguyên vẫn giữ vững vị thế và là miền đất hứa của các nhà đầu tư, nhờ việc sở hữu các yếu tố ưu việt hơn các tỉnh lân cận.
Bất động sản Thái Nguyên còn là điểm đầu tư đầy tiềm năng với sức hút nội tại mạnh mẽ. Thứ nhất, Thái Nguyên kiểm soát tốt dịch bệnh, nằm giáp với Bắc Giang, Bắc Ninh - hai địa phương có mức độ dịch bùng phát cao, song cho đến thời điểm này, Thái Nguyên vẫn là địa phương được đánh giá tương đối an toàn. Thứ hai, không xảy ra tình trạng sốt ảo, bong bóng thị trường. Thứ ba, quỹ đất dồi dào, dư địa tăng giá cao. Thứ tư, tốc độ đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.
Thứ 4, trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,5%; định hướng giai đoạn 2026-2030, Thái Nguyên sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng toàn tỉnh theo hướng quy hoạch gắn với việc mở rộng, nâng cấp, chỉnh trang các đô thị hiện hữu, tỷ lệ đô thị hóa đạt 45% và đến năm 2035 là 50%...
Đây chính là thời điểm tốt mà các nhà đầu tư nên tập trung vào Thái Nguyên đón nhu cầu của thị trường ngay khi dịch bệnh trong nước được kiểm soát.
3. KON TUM: CẢNH BÁO HIỆN TƯỢNG LÀM SỔ ĐỎ GIẢ!
Thời gian qua, thông qua việc đăng ký đất đai, công chứng các hợp đồng, giao dịch về đất đai, nhà ở trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã phát hiện nhiều trường hợp làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum đã có Văn bản đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp ngăn chặn hiện tượng làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân.
Sở Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Kon Tum và UBND các huyện, thành phố, thông báo đến các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức tín dụng và UBND các xã, phường, thị trấn khi giải quyết công việc liên quan đến Giấy chứng nhận nếu phát hiện Giấy chứng nhận có dấu hiệu làm giả có trách nhiệm báo ngay đến cơ quan Công an để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Công an tỉnh Kon Tum chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, nắm bắt tình hình và xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc làm giả Giấy chứng nhận.
4. CÔNG NGHỆ ĐANG TÁI ĐỊNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Theo Colliers Việt Nam, những “người khổng lồ” công nghệ tại châu Á đang đóng vai trò quan trọng khiến sức cầu phân khúc văn phòng tăng lên tại khu vực. Trong khi đó, BĐS ở quanh các trung tâm công nghệ cũng đang trở thành “miếng bánh” hấp dẫn với nhiều dự án đang được triển khai cũng như thu hút mạnh dòng tiền đầu tư.
Trong báo cáo "Động lực của đổi mới: Các trung tâm công nghệ tại châu Á đang tái định hình bất động sản khu vực như thế nào?", Colliers Việt Nam chỉ ra, công nghệ đang là lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất toàn cầu, chiếm đến 65% trong tổng số 20 công ty lớn nhất thế giới xét về vốn hóa.
Những "người khổng lồ" công nghệ tại châu Á đang đóng vai trò quan trọng khiến sức cầu phân khúc văn phòng tăng lên tại khu vực. Trong khi đó, bất động sản ở quanh các trung tâm công nghệ cũng đang trở thành "miếng bánh" hấp dẫn với nhiều dự án đang được triển khai cũng như thu hút mạnh dòng tiền đầu tư.
Theo đơn vị này, các công ty công nghệ sẽ có thể chiếm 20-25% trong tổng nhu cầu thuê văn phòng trong vòng 5 năm tới tại châu Á – Thái Bình Dương.
Nguồn: CafeF
5. ĐÀ NẴNG TRÌNH THỦ TƯỚNG DUYỆT 3 KHU CÔNG NGHIỆP 15.800 TỶ ĐỒNG
3 khu công nghiệp mới gồm Hòa Cầm (giai đoạn 2), Hòa Nhơn và Hòa Ninh vừa được thành phố Đà Nẵng trình Thủ tướng phê duyệt. Các khu công nghiệp trên nằm trong danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư giai đoạn 2020-2025 của Đà Nẵng, có tổng diện tích 880 ha với vốn đầu tư dự kiến hơn 15.800 tỷ đồng.
Trong đó, khu công nghiệp Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang) có diện tích hơn 400 ha và vốn đầu tư gần 6.800 tỷ đồng. Khu công nghiệp Hòa Nhơn (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) có diện tích hơn 360 ha, vốn đầu tư gần 6.855 tỷ đồng; khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2 (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ và xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) có suất đầu tư gần 2.236 tỷ đồng, diện tích hơn 120 ha.
Như vậy, từ bước đầu chỉ có một khu công nghiệp hình thành năm 1995, đến năm 2004, thành phố Đà Nẵng có 6 khu công nghiệp quy mô trên 1.000ha, gồm Liên Chiểu, Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Hòa Cầm, Thủy sản Đà Nẵng và An Đồn (sau này là Đà Nẵng).
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !