Bất động sản bất ngờ xuất hiện thị trường giảm giá... Vốn FDI vẫn chảy mạnh vào bất động sản là những tin chính có trong bản tin ngày hôm nay.
1. BĐS đang leo cao, bất ngờ xuất hiện thị trường giảm giá
Báo cáo quý 3 được công bố mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, thị trường bất động sản khu vực Nha Trang, Khánh Hoà giao dịch ảm đạm, giá đất giảm sâu từ 20 -30%.
Tuy nhiên ở đây vẫn có điểm sáng là những dự án nằm tại những khu vực có quy hoạch phát triển, tiềm năng cao, đã được đầu tư hạ tầng cơ bản, có giá khởi điểm ở mức thấp… Do vậy, dự kiến những khu vực này sẽ có biến động mạnh về giao dịch ở giao đoạn cuối năm và đầu năm 2021.
Cụ thể, giá căn hộ ở Nha Trang cho phân khúc bình dân và trung cấp đang ở ngưỡng 22-30triệu đồng/m². Căn hộ cao cấp trước đây có giá bán từ 40-60 triệu đồng/m², thì nay đều phải điều chỉnh giảm khoảng 20-30% để bán được.
2. Đầu tư công tăng tốc, BĐS nhà ở phục hồi mạnh mẽ trong Quý III
Sự tăng tốc đầu tư công trong năm nay, đặc biệt là vào các dự án cơ sở hạ tầng, sự phục hồi kinh tế trong những năm tới được cho là sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản. Trong quý 3 năm nay, thị trường bất động sản nhà ở phục hồi mạnh mẽ với tổng số căn bán được ở mức 9.813 căn, tăng 44% so với quý trước.
Trong khi lượng mở bán mới cũng cho thấy tiến triển tốt ở mức 22.602 căn, tăng 23%. Tuy nhiên, lượng mở bán mới trong phân khúc căn hộ ở Hà Nội và TP.HCM vẫn ghi nhận mức giảm lần lượt là 52% và 33% so với cùng kỳ do thị trường vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
3. Vốn FDI vẫn chảy mạnh vào bất động sản
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, về nguồn vốn FDI tính đến tháng 9/2020, lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS tiếp tục đứng ở vị trí thứ 3 sau lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đăng ký gần 3,2 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, hiện nay những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp với nguồn vốn hỗ trợ khoảng 3000 tỷ đồng tại các quỹ phát triển nhà ở xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội cũng có những tác động tích cực tới đà phục hồi của thị trường BĐS.
Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng được coi là yếu tố sẽ góp phần tác động tích cực đến thị trường BĐS, nhất là chủ trương giải ngân vốn đầu tư công đang được đẩy mạnh ở giai đoạn năm 2020-2021. Dòng vốn đầu tư này cũng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy lĩnh vực xây dựng và BĐS; trong đó có tính đến cả lợi ích lan tỏa từ việc cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện.
4. Đoàn tàu đầu tiên tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội cập bến cản Hải Phòng
Sau hơn một tháng di chuyển trên biển, tàu thủy chở đoàn tàu đường sắt Nhổn - ga Hà Nội xuất phát từ Pháp chính thức cập cảng Đình Vũ, TP Hải Phòng. Đoàn tàu đầu tiên tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội (tuyến số 3) với 4 toa dài 80 m sẽ được xe siêu trường chở từ cảng Hải Phòng về Depot.
Sau khi cập cảng, 4 xe siêu trường, siêu trọng sẽ vượt hơn 100 km chở đoàn tàu về khu Depot Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Xe chuyên chở là tổ hợp ôtô đầu kéo và cụm rơ-moóc thủy lực chuyên dụng 12 trục nối nhau, có hệ thống đèn tín hiệu, dây hơi phanh kết nối giữa các trục rơ-moóc.
5. Thông xe kỹ thuật đường cao tốc 6,355 tỷ đồng tại Tây Nam Bộ
Tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 51km, cao tốc phía Tây vùng ĐBSCL chính thức được thông xe kỹ thuật sau hơn 4 năm thi công.
Tuyến cao tốc này bắt đầu từ điểm cuối cầu Vàm Cống (TP. Cần Thơ) chạy đến TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) gồm có 4 làn xe ô tô lưu thông, mặt đường rộng 17m. Trên tuyến có 27 chiếc cầu bề rộng bằng mặt đường, một số vị trí thiết kế cầu vượt đi qua.
Với tổng mức đầu tư hơn 6.355 tỷ đồng, dự án được chia thành 2 gói thầu CW1 (TP Cần Thơ) có chiều dài 24,17 km và CW2 (tỉnh Kiên Giang) có chiều dài 27,3 km.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá dự án là công trình có ý nghĩa rất quan trọng, khi hoàn thành sẽ kết nối các trung tâm kinh tế của ĐBSCL đồng thời mở ra một tuyến mới kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh đến các tỉnh Tây Nam Bộ.
6. Cao tốc Mỹ Thuật - Cần Thơ sẽ khởi công trong tháng 12/2020
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể có buổi làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp về công tác giải phóng mặt bằng của Dự án đầu tư xây dựng công trình cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
UBND tỉnh quyết định phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (đợt 1), giai đoạn 1 qua địa bàn; trình Bộ GTVT về việc chấp thuận bổ sung kinh phí cho công tác GPMB. Tổng Công ty Cửu Long (chủ đầu tư) đã chuyển kinh phí về cho Ban Chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, GPMB tỉnh là 715 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ đi qua địa phận tỉnh Đồng Tháp khoảng 10,6km, tổng diện tích thu hồi đất hơn 72ha, với 533 hộ bị ảnh hưởng. Kinh phí GPMB là 355,62 tỷ đồng, đã được Bộ GTVT bố trí 134 tỷ đồng. Khoản kinh phí còn thiếu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là 221 tỷ đồng.
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !