Shophouse là gì? Có nên đầu tư shophouse năm 2022?

15-01-2022 11:52

Shop house là mô hình nhà ở kiểu mới và đang tạo nên một xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản tại Việt Nam. Vậy shop house là gì? Ưu nhược điểm của loại căn hộ này ra sao so với các loại hình khác?

Định nghĩa shop house là gì?

Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại, là mô hình nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại. Với thiết kế thông minh, vừa có thể để ở, kinh doanh hay cho thuê sinh lời nên dù mới xuất hiện tại Việt Nam shophouse đã nhanh chóng tạo nên cơn sóng đầu tư shophouse trên thị trường.

Tại sao nên đầu tư Shophouse

Hiện nay khi nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng lan rộng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp mọi người ít ra đường khiến nhiều người băn khoăn có nên đầu tư shophouse hay không.

Tuy nhiên, có thể khẳng định nhu cầu mua sắm trải nghiệm thực tế của khách hàng là rất lớn và sẽ không bao giờ chấm dứt. Mua hàng online tuy tiện nhưng không thể mang lại cảm giác thỏa mãn khi được “mục sở thị” tận mắt, tận tay chất lượng, kiểu dáng của sản phẩm, đặc biệt là phân khúc sản phẩm cao cấp. Điều đó giúp củng cố vị thế của mô hình shophouse, đòn bẩy để lượng tìm kiếm từ khóa shop house là gì, đầu tư shophouse luôn nằm trong top đầu tìm kiếm.

Mô hình shophouse ngày càng thu hút đông đảo nhà đầu tư

Ngoài ra, nhiều chuyên gia bất động sản nhận định, trong những năm tới, số lượng Shophouse giới hạn trong khi nhu cầu đầu tư loại hình bất động sản này ngày càng tăng sẽ tạo ra động lực phát triển, đồng thời thúc đẩy giá trị shophouse không ngừng tăng lên.

Bên cạnh đó, Shophouse thường nằm tại những khu đô thị lớn, thừa hưởng vị trí thuận tiện, quy hoạch đồng bộ và cư dân đông đúc, góp phần đảm bảo lợi nhuận đầu tư shophouse từ việc bán lại hoặc cho thuê được ổn định lâu dài và sinh lời liên tục.

Xu hướng đầu tư shophouse 2022

Với các sản phẩm shophouse, nhà đầu tư phải bỏ ra một số tiền không nhỏ, vì vậy để đảm bảo khả năng sinh lời họ thường có xu hướng tìm kiếm shophouse ở các khu vực phát triển du lịch, kinh tế năng động.

Bắt nhịp cùng sự phục hồi của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng cũng được các chuyên gia dự báo sẽ ấm dần lên và trở lại thời “hoàng kim” trước dịch. Trong đó mô hình shophouse nghỉ dưỡng sẽ là loại hình hút các nhà đầu tư “xuống tiền” trong năm 2022 nhờ vào khả năng có thể kết hợp vừa ở vừa kinh doanh, cho thuê và tính thanh khoản cực cao.

Shophouse nghỉ dưỡng có tiềm năng sinh lời lớn

Năm 2022, theo đánh giá từ nhiều chuyên gia đầu tư shophouse sẽ là “gà đẻ trứng vàng” khi biên độ sinh lời không ngừng gia tăng bởi sự lệch pha của cán cân cung cầu. Xu thế này cũng đã dần rõ nét với sự xuất hiện của hàng loạt dãy shophouse đẳng cấp tại các đô thị như Long An, Bình Dương, Đồng Nai…

Kinh nghiệm đầu tư shophouse chắc thắng

Có thể thấy xu hướng đầu tư  shophouse hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Vậy kinh nghiệm đầu tư shop house là gì để thu lời hiệu quả? Hãy nắm chắc 4 bí quyết sau:

Phân tích tính thanh khoản

Tính thanh khoản là yếu tố đầu tiên các nhà đầu tư cần quan tâm, trong đó vị trí là tiêu chí quan trọng quyết định giá trị của các căn shophouse. 

Shophouse là mô hình vừa để kinh doanh, vừa để ở. Vì vậy, căn shophouse có vị trí thuận lợi, nằm trên mặt tiền rộng, gần các trục đường lớn, đông cư dân sinh sống.chắc chắn sẽ có tính thanh khoản cao. Đây chính là lý do vì sao mức giá các căn shophouse trong cùng một dự án nằm tại các vị trí khác nhau lại có mức chênh có thể lên đến vài tỷ đồng.

Đánh giá tiềm năng kinh doanh

Cần lựa chọn loại hình, sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của cư dân dự án và người dân sống xung quanh, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh cao.  

Cụ thể, khách hàng có thể dựa vào mật độ dân cư để quyết định quy mô của mô hình kinh doanh hay dựa vào tiêu chuẩn dự án (cao cấp/ trung bình…) để xác định phân khúc thị trường mục tiêu, từ đó đưa ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp. 

Cân nhắc các mặt hạn chế

Song song với những lợi ích có thể thu về, giới đầu tư luôn phải cân nhắc những điểm hạn chế trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Đầu tiên, cần cân nhắc về vốn đầu tư lớn vì các căn shophouse thường có mức giá cao hơn so với các căn hộ thông thường ít nhất khoảng 20%.

Tiếp theo là vấn đề thời gian sử dụng đất vì đây là rào cản lớn nhất của mô hình shophouse, thường chỉ kéo dài 50 năm. Tuy nhiên, sau thời hạn 50 năm, chủ sở hữu hoàn toàn có thể yêu cầu chủ đầu tư phối hợp gửi đơn gia hạn quyền sử dụng đất lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tìm hiểu kĩ về giấy tờ pháp lý

Để đảm bảo quyền lợi về pháp lý và tính an toàn khi giao dịch, nhà đầu tư cần:

- Thoả thuận kỹ giá mua bán shophouse.

- Nắm rõ thời hạn bàn giao shophouse.

- Kiểm tra đầy đủ chất lượng công trình bàn giao

- Thoả thuận các chi phí khác: Giá quản lý, điện nước, dịch vụ, quản lý vận hành…

- Tìm hiểu quy định, điều kiện, các mặt được phép và không được phép kinh doanh tại shophouse.

Với việc nắm rõ thông tin shop house là gì, xu hướng và kinh nghiệm trong đầu tư shophouse, sẽ giúp các nhà đầu tư tránh được những rủi ro không mong muốn và thu về lợi nhuận lớn.

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cho bạn vì chúng tôi hoạt động 24/7
Hotline: 0917612020
GỌI ĐIỆN
GỌI ĐIỆN

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !

-->

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !