Có nên tiếp tục đổ vốn vào các kênh đầu tư hay nhanh chóng rút về "trú ẩn"?

07-09-2021 16:50

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và hoạt động giãn cách xã hội vẫn đang được triển khai chặt chẽ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, các doanh nghiệp đã bị đảo lộn hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều lĩnh vực trên thị trường trở nên đóng băng cục bộ có thể kể đến như dịch vụ, công nghiệp, hàng không, du lịch – khách sạn… và bất động sản cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng.

Đối với các nhà đầu tư, bối cảnh này đang tạo nên một bức tranh mơ hồ khỉ chỉ còn hơn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2021. Điều đó đã khiến không ít nhà đầu tư lâm vào trạng thái băn khoăn, do dự rằng liệu có nên tiếp tục đổ vốn vào các kênh đầu tư hay nhanh chóng rút về "trú ẩn" hay không.

TS. Cấn Văn Lực – Một chuyên gia kinh tế cho hay: “Với bức tranh kinh tế vĩ mô còn khá tích cực, các nhà đầu tư không cần quá băn khoăn, mà có thể yên tâm với triển vọng tích cực của nền kinh tế. Các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản tiếp tục sẽ là nơi dòng vốn chảy về.”

"Các biến số từ dịch bệnh sẽ khiến cho các hoạt động đầu tư sẽ chưa thể cất cánh ngay, tiềm ẩn nhiều rủi ro thoái trào cho các hoạt động lướt sóng trong thời gian tới. Chính vì thế, nhà đầu tư cũng cần phải quan tâm đa dạng hóa và đầu tư theo hướng gọi là dài hơi, dài hạn hơn", TS Cấn Văn Lực chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam VREC cho biết: “Trong 5 kênh đầu tư mà nhà đầu tư cần chú ý ở giai đoạn sắp tới, bất động sản đang nằm ở vị trí tiệm cận áp cuối, tức rủi ro vẫn có nhưng đi kèm là khả năng sinh lời tốt. Thực tế cho thấy bất động sản là một trong các ngành chịu ảnh hưởng ít nhất trong đại dịch 2 năm trở lại đây.”

"Đỉnh dịch của năm ngoái đã chứng minh bất động sản tại Việt Nam chưa rơi vào thời kỳ bong bóng. Bất động sản không bị rớt giá quá nhiều và chỉ xuất hiện cục bộ ở một số các dự án chưa chuẩn chỉnh về pháp lý. Khó khăn hiện tại chỉ chủ yếu đến từ việc vắng bóng các hoạt động lý tính: mở bán, giao dịch, xem đất… chứ nhu cầu của nhà đầu tư trường vốn vẫn còn cao", ông Bảo nhấn mạnh.

Theo phân tích của các chuyên gia, thị trường vẫn không ghi nhận sự hoảng loạn hay bối rối mà chỉ đang trong trạng thái tạm lắng mà thôi. Dĩ nhiên không thể nào có mức tăng đột biến, nhưng đồng thời cũng không có hiện tượng giảm giá sâu ở bất cứ phân khúc nào trong bất động sản.

Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt trong thời gian tới, công tác tiêm chủng vắc xin được đẩy mạnh hơn, các lệnh giãn cách được gỡ bỏ thì rất có thể thị trường sẽ có giao dịch mạnh mẽ. Thậm chí một khoảng tăng giá hay "ấm nhẹ" cũng có thể diễn ra khi thị trường  bất động sản sôi động trở lại.

 

Tham khảo Cafebiz

GỌI ĐIỆN
GỌI ĐIỆN

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !

-->

GỬI THÔNG TIN THÀNH CÔNG


Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất !